Văn khấn đi lễ Đền Phủ như thế nào?

Ý nghĩa của đi lễ Đền Phủ

Theo phong tục truyền thống của người Việt, việc tham gia các lễ hội Đền Phủ là một phần không thể thiếu trong văn hóa, được duy trì qua nhiều thế hệ. Vậy đi lễ Đền Phủ có ý nghĩa như thế nào? Nội dung của bài văn khấn khi đi lễ Đền Phủ ra sao? Hãy cùng Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Đi lễ Đền Phủ
Hình 1. Đi lễ Đền Phủ.

Đi lễ Đền Phủ mang ý nghĩa gì?

Lễ hội Đền Phủ diễn ra vào những thời điểm khác nhau trong năm, với quy mô tổ chức khác nhau. Du khách từ khắp nơi tụ họp về đền phủ, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” và tìm hiểu về nguồn cội dân tộc.

Ý nghĩa của đi lễ Đền Phủ
Hình 2. Ý nghĩa của đi lễ Đền Phủ

Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ và như mong đợi. Do đó, lễ hội là dịp để mọi người giải tỏa, chia sẻ phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được giúp đỡ và che chở để vượt qua khó khăn, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.
Văn khấn Đền Phủ là một phần quan trọng trong văn hóa Việt Nam, không chỉ là truyền thống, mà còn là dịp để mọi người tụ họp, bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc đã cống hiến cho đất nước.

Các bước đi lễ Đền Phủ như thế nào?

Lễ Trình

Trước khi thực hiện nghi lễ tại Đền Phủ, cần xin phép các vị thần linh địa phương và sắp xếp lễ vật cẩn thận từ trong ra ngoài đền.
Tùy vào lễ hội ở mỗi vùng miền, danh sách lễ vật có thể khác nhau. Vì vậy, trước khi tham gia lễ Đền Phủ, quý gia chủ cần tìm hiểu kỹ về lễ hội cụ thể đó.

Thắp Hương

Thắp hương theo thứ tự từ trong ra ngoài, bắt đầu từ bàn thờ chính rồi đến các bàn thờ phụ. Thắp nhang theo số lẻ để mang lại may mắn, khấn vái ba lần trước khi đặt nhang lên bàn thờ.

Đọc Văn Khấn

Trước khi thắp hương, đọc bài văn khấn Đền Phủ. Sau đó, đốt văn khấn và sớ cùng với vàng mã trong quá trình dâng lễ.
Phần văn khấn khi đi đền phủ thường không có nhiều khác biệt. Quan trọng nhất là gia chủ thể hiện lòng thành tâm để cầu nguyện cho sự may mắn trong cuộc sống và công việc.

Các bước đi lễ Đền Phủ
Hình 3. Các bước thực hiện đi lễ Đền Phủ.

Nội dung bài văn khấn đi lễ Đền Phủ như thế nào?

Bài văn khấn đền phủ trong các nghi lễ thường khá dài và phức tạp, khó để nhớ hết. Vì thế, các gia chủ khi tham gia lễ hội nên chuẩn bị bằng cách in văn khấn ra tờ giấy A4 để đảm bảo thực hiện lễ cúng một cách chu đáo và đầy đủ.

Dưới đây là nội dung chi tiết của bài văn cúng Đền Phủ:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương Trời, lạy mười phương Đất, chư Phật mười phương, mười phương chư Phật.

Con tấu lạy Vua Cha bách bái, Tam vị Quốc Vương Mẫu ngàn trùng.

Tam phủ Công đồng, Tứ phủ vạn linh.

Con tấu lạy Đức Trần triều thượng đẳng cao xa, nhị vị Vương Bà bách bái (nếu đền, phủ có cung/ban thờ Trần triều).

Con tấu lạy Ngũ vị Tôn Ông, công đồng Quan lớn, hội đồng các quan.

Con tấu lạy Tứ phủ Chầu Bà, Tứ phủ Ông Hoàng, Tứ phủ Tiên Cô, hội đồng Thánh Cậu, Năm dinh Quan lớn, Mười dinh các Quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị Tiên nàng, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể*.

Con tấu lạy quan cai đầu đồng, chầu thủ bản mệnh, đương niên hành khiển Thái Tuế Chí Đức tôn thần, Đương Cảnh Thành hoàng liệt vị đại vương tôn thần.

Con lạy Cô Bé, Cậu Bé thủ đến thủ phủ.
Hôm nay ngày… tháng… năm… (âm lịch).
Tín chủ con là… (có thể khấn kèm tên các thành viên khác trong gia đình).
Ngụ tại…

Nhất thiết chí thành đem miệng về tâu đem đầu bái yết… (tên nơi đền phủ đang hành lễ).

Thành tâm tu thiết Nhang – Đăng – Quả – Phẩm – Kim ngân, lễ bạc lòng thành, cúi xin chư vị giáng lâm giáng lai, giáng đài giáng điện, bảo hộ phù trì quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.

Chấp lễ chấp bái, chấp kêu chấp cầu, nhất tội nhất xá, Vạn tội vạn xá, phù hộ độ trì cho nội gia ngoại viên chúng con: già được mạnh khỏe, trẻ được bình an, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, cầu vô sự đắc vô sự, câu công danh đắc công danh, cầu hạnh phúc thành hạnh phúc (Phần này
có thể tự bổ sung một cách ngắn gọn những nguyện ước chính đáng của bản thân hoặc người thân).

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn đi lễ Đền Phủ
Hình 4. Văn khấn đi lễ Đền Phủ

Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc Vũng Tàu.

Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc Vũng Tàu chuyên cung cấp các gói dịch vụ cúng trọn gói, bao gồm mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng cô hồn, và mâm cúng rằm tháng 7. Chúng tôi cũng nhận đặt xôi chè cúng và mâm quả cưới hỏi theo yêu cầu của quý khách.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.

Liên hệ hotline: 0703.248.248.
Fanpage: Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc Vũng Tàu.
website: Dịch vụ đồ cúng Vũng Tàu.

0703.248.248