Mâm cúng đầy tháng bé gái là một mâm cúng truyền thống trong văn hóa Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong cho bé được khỏe mạnh, bình an. Mâm cúng đầy tháng nhằm dâng lên 13 Bà Mụ, 3 Đức Thầy và tổ tiên để cầu nguyện cho bé yêu. Ba mẹ đang băn khoăn không biết tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái như thế nào? Mâm cúng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Dịch vụ Đồ cúng trọn gói Vũng Tàu tìm hiểu chi tiết qua bài viết hướng dẫn từ A – Z.
Xem thêm:
– Mâm cúng đầy tháng cho bé gái trọn gói.
Tại sao cần chuẩn bị mâm cúng đầy tháng bé gái?
Mâm cúng đầy tháng cho bé gái thường được gia đình chuẩn bị khi bé đã trải qua tháng đầu tiên của cuộc đời. Trong thời xưa, khi y tế chưa phát triển và sức khỏe trẻ sơ sinh còn nhiều hạn chế, không ít bé khó vượt qua giai đoạn này. Lễ cúng đầy tháng bé gái là cơ hội để gia đình bày tỏ lòng biết ơn đến 13 bà Mụ, 3 Đức Thầy, và tổ tiên vì đã che chở cho bé. Đây cũng là dịp để cha mẹ cầu mong con gái mình luôn khỏe mạnh, thông minh và bình an trong tương lai.
Cúng đầy tháng cho bé gái cần những gì?
Vai trò của 13 bà Mụ trong việc sanh đẻ theo sách Bắc bộ lục:
Mỗi Bà Mụ đều có vai trò riêng trong quá trình sinh nở, cụ thể như sau: (Theo Wiki)
- Trần Tứ Nương chịu trách nhiệm về việc sinh đẻ.
- Vạn Tứ Nương phụ trách quá trình thai nghén.
- Lâm Cửu Nương đảm nhận vai trò thụ thai.
- Lưu Thất Nương chịu trách nhiệm tạo hình hài nam hay nữ cho đứa trẻ.
- Lâm Nhất Nương có nhiệm vụ chăm sóc bào thai.
- Lý Đại Nương phụ trách việc chuyển dạ.
- Hứa Đại Nương chịu trách nhiệm cho quá trình khai hoa nở nhụy.
- Cao Tứ Nương có nhiệm vụ chăm sóc mẹ trong thời kỳ ở cữ.
- Tăng Ngũ Nương đảm nhiệm công việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Mã Ngũ Nương phụ trách việc ẵm bồng trẻ.
- Trúc Ngũ Nương có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ trẻ.
- Nguyễn Tam Nương có vai trò chứng kiến và giám sát toàn bộ quá trình sinh nở.
Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký, tại Từ Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc lại phối tự cung phụng tới 13 bà mẹ sanh, thêm một bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh).
Các bước chuẩn bị tiến hành cúng đầy tháng bé gái như thế nào?
Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng bé gái bao gồm một số bước cần thiết: Tính ngày cúng đầy tháng bé gái, chọn giờ phù hợp, bày trí và sắp xếp mâm cúng, thực hiện lễ cúng, đọc bài văn khấn, thực hiện nghi thức “bắt miếng” hay còn gọi là “khai hoa” và cuối cùng là đặt tên cho bé. Khi sử dụng Dịch vụ Đồ cúng trọn gói Tâm Phúc Vũng Tàu, ba mẹ sẽ được hướng dẫn chi tiết từng bước và hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ lễ vật. Mâm cúng sẽ được bày trí gọn gàng và đẹp mắt, đảm bảo một buổi lễ trọn vẹn và ý nghĩa.
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé gái.
Việc chọn ngày cúng đầy tháng cho bé gái có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo phong tục của mỗi vùng. Dưới đây là một số cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé gái theo lịch Âm:
Phương pháp “Gái lùi 2, trai lùi 1”:
Theo cách này, ngày cúng đầy tháng cho bé gái sẽ lùi hai ngày so với ngày sinh Âm lịch của bé.
Ví dụ: Nếu bé gái sinh vào ngày 18 tháng 6 Âm lịch, lễ cúng sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 7 Âm lịch.
Phương pháp “Nam trồi, nữ sụt”:
Với phương pháp này, ngày cúng đầy tháng bé gái sẽ lùi một ngày so với ngày sinh Âm lịch.
Ví dụ: Nếu bé gái sinh vào ngày 10 tháng 9 Âm lịch, ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 9 tháng 10 Âm lịch.
Cúng theo ngày sinh Dương lịch:
Nhiều gia đình chọn cúng đầy tháng theo ngày sinh Dương lịch của bé để thuận tiện hơn. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống, việc chọn ngày Âm lịch để cúng được cho là mang lại nhiều may mắn hơn.
Cách tính giờ cúng đầy tháng cho bé gái.
Thời gian chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé gái thường được tổ chức trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Sau khi hoàn thành nghi lễ, gia đình sẽ quây quần, cùng nhau thưởng thức các lễ vật và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn và hạnh phúc đến bé. Việc chọn thời gian cúng thường dựa vào ngày sinh của bé và các yếu tố phong thủy như cung hoàng đạo, tam hợp, tứ hành xung để đảm bảo buổi lễ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.
Tam hợp: Gồm các nhóm có tính cách và đặc điểm tương đồng, ví dụ như:
- Dần – Ngọ – Tuất
- Hợi – Mão – Mùi
- Thân – Tý – Thìn
- Tỵ – Dậu – Sửu
Tứ hành xung: Đây là các nhóm xung khắc với nhau, cần tránh khi chọn giờ cúng:
- Dần – Thân – Tỵ – Hợi
- Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
- Tý – Ngọ – Mão – Dậu
Hướng dẫn xem giờ cúng đầy tháng bé gái tuổi Thìn
Bày trí sắp xếp mâm cúng đầy tháng bé gái.
Mâm cúng đầy tháng bé gái được bố trí theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”, với bình hoa đặt ở phía Đông và mâm ngũ quả cùng các lễ vật khác đặt ở phía Tây. Xôi và chè được sắp xếp hai bên mâm cúng, con gà luộc được đặt ở giữa để làm điểm nhấn.
Trước bàn thờ, có một bàn nhỏ riêng dành để cúng Đức Thầy với các lễ vật mặn. Phía sau bàn thờ, có một bàn lớn hơn, cao hơn khoảng 10cm, được sử dụng để đặt mâm cúng 12 Bà Mụ và Bà Chúa Thiên Thai. Mâm cúng 13 Bà Mụ là mâm chay.
Thực hiện cúng đầy tháng bé gái.
Trước khi tiến hành lễ cúng:
- Gia đình chuẩn bị quần áo gọn gàng, chỉnh tề.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
- Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng bé gái cẩn thận và tỉ mỉ.
- Thắp hương và lạy tổ tiên, các vị thần linh, sau đó bắt đầu lễ cúng đầy tháng.
Trong lễ cúng:
- Một thành viên trong gia đình sẽ đọc bài văn khấn.
- Đảm bảo không gian yên tĩnh, tránh tranh cãi.
- Mẹ của bé thực hiện nghi thức “bắt miếng, khai hoa”, sau đó là nghi thức đặt tên cho bé.
Sau lễ cúng:
- Gia đình dọn dẹp và đốt giấy vàng mã.
- Gạo và muối trên mâm cúng được giữ lại để lấy lộc.
- Cả gia đình cùng thưởng thức các món ăn trên mâm cúng và chụp ảnh lưu niệm với bé.
Nghi thức đặt tên cho bé gái (Tham khảo).
Người thực hiện nghi thức đứng trước bàn thờ tổ tiên, khấn và đọc tên đầy đủ của bé mà bố mẹ đã chọn trước, sau đó gieo hai đồng tiền lên đĩa để xin tổ tiên chấp thuận tên của bé. Có hai kết quả có thể xảy ra:
- Nếu một đồng tiền ngửa và một đồng tiền úp, điều đó có nghĩa là tổ tiên đã đồng ý với tên được chọn.
- Nếu cả hai đồng tiền đều ngửa hoặc đều úp, tổ tiên chưa đồng ý với tên này.
Trong trường hợp tổ tiên chưa chấp thuận, người khấn sẽ phải gieo lại. Nếu sau ba lần gieo vẫn không được đồng ý, bố mẹ sẽ phải chọn một tên khác cho bé.
Lễ vật trên mâm cúng đầy tháng cho bé gái có gì?
Mâm cúng đầy tháng cho bé gái bao gồm nhiều lễ vật truyền thống. Trước bàn thờ chính, có một bàn nhỏ dùng để cúng Đức Thầy với các lễ vật mặn, và phía sau là bàn cúng chay dành cho 12 Bà Mụ và Bà Chúa Thiên Thai. Mặc dù các lễ vật có thể thay đổi tùy theo vùng miền và điều kiện của gia đình, nhưng vẫn cần giữ được những nét đặc trưng truyền thống. Dịch vụ Đồ cúng trọn gói Vũng Tàu Tâm Phúc đã chuẩn bị một danh sách các lễ vật cần thiết để ba mẹ có thể tham khảo như sau:
– Trái Cây.
– Hoa.
– Nhang Trầm.
– Đèn Cầy Tealight.
– Gạo.
– Muối.
– Giấy Cúng.
– Trà Hương Lài.
– Rượu Nếp Mới.
– Nước 330ml.
– Trầu Têm Cánh Phượng.
– Xôi Gấc In Đậu Xanh.
– Chè trôi nước.
– Gà Luộc Chéo Cánh
– Heo Quay (Có hoặc không cũng được).
– Ly Rượu, Nước.
– Chén, Đũa, Muỗng.
Bài văn cúng đầy tháng cho bé gái và nội dung nghi thức bắt miếng, khai hoa.
Trên mâm cúng đầy tháng cho bé gái không thể thiếu bài văn khấn cúng đầy tháng. Bài cúng đầy tháng như lời cầu nguyện mà gia đình muốn gửi đến thần linh, tổ tiên để phù hộ cho bé luôn khỏe mạnh, bình an. Dịch vụ đồ cúng trọn gói Vũng Tàu Tâm Phúc đã có chuẩn bị sẵn bài văn cúng đầy tháng như sau:
Sau đó là nghi thức “Bắt miếng” hay còn gọi là “Khai hoa”.
Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc Vũng Tàu.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc Vũng Tàu chuyên cung cấp các gói dịch vụ cúng trọn gói, bao gồm mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng cô hồn, và mâm cúng rằm tháng 7. Chúng tôi cũng nhận đặt xôi chè cúng và mâm quả cưới hỏi theo yêu cầu của quý khách.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.
Liên hệ hotline: 0703.248.248.
Fanpage: Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc Vũng Tàu.
website: Dịch vụ đồ cúng Vũng Tàu.