Mâm cúng giỗ tổ nghề là một mâm cúng quan trọng đối với bất kỳ ai làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào. Nghi thức này thể hiện lòng biết ơn và sự ghi nhớ công lao của những người đã sáng lập ra nghề, đồng thời cũng là cách để bày tỏ mong ước được hành nghề thuận lợi và phát triển. Vậy cách chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề đơn giản như thế nào? Tổ chức cúng giỗ tổ nghề ra sao? Hãy cùng Dịch vụ đồ cúng Tâm Phúc tìm hiểu thêm qua bài viết sau nhé.

Một số mâm cúng giỗ tổ nghề tại Đồ cúng Tâm Phúc.

Giá: 1.747.000đ

Giá: 3.957.000đ
Mâm cúng giỗ tổ nghề có ý nghĩa gì?
Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề, còn được gọi là cúng Tổ Sư hay cúng Đức Thánh Tổ, nhằm tôn vinh những người đã có công sáng lập, xây dựng và truyền bá một ngành nghề cụ thể trong xã hội. Ngoài ra, một số ngành nghề đã tồn tại từ lâu nhưng không ai nhớ người sáng lập ban đầu, chỉ sau này mới phát triển mạnh mẽ nhờ công lao của một cá nhân. Do đó, cúng tổ nghề cũng có thể là để tri ân những người đã góp phần giữ gìn và phát triển nghề nghiệp cho các thế hệ sau.

Lễ cúng tổ nghề là một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, giúp nhắc nhớ và tôn vinh những giá trị truyền thống lâu đời. Đây cũng là dịp để những người làm nghề gặp gỡ, củng cố niềm tin vào công việc của mình. Bên cạnh đó, tổ chức cúng tổ nghề còn thể hiện những mong muốn, cầu bình an và hy vọng một năm công việc thuận lợi, kinh doanh phát đạt.
Lễ vật trên mâm cúng giỗ tổ nghề có gì?
Mâm cúng giỗ tổ nghề của mỗi ngành nghề sẽ có những lễ vật đặc trưng riêng, khác nhau tùy vùng miền. Các lễ vật cần phải được chọn lựa kỹ lưỡng và phải mang nét đặc trưng truyền thống. Dịch vụ Đồ cúng Tâm Phúc xin được gửi đến gia đình Mâm cúng giỗ tổ nghề trọn gói với lễ vật đầy đủ theo chuẩn truyền thống, nhân viên sẽ hướng dẫn và trực tiếp bày trí mâm cúng gọn gàng, đẹp mắt, giúp gia đình tiết kiệm thời gian tổ chức lễ cúng. Danh sách lễ vật để tham khảo như sau:
- Trái cây ngũ quả.
- Hoa tươi.
- Nhang Rồng Phụng.
- Đèn cầy (Nến).
- Gạo.
- Muối.
- Trà.
- Rượu.
- Bánh, kẹo.
- Giấy cúng Giỗ Tổ Nghề
- Trầu cau
- Xôi gấc đậu xanh.
- Chè đậu trắng.
- Cháo trắng loãng.
- Bộ Tam Sên.
- Bánh hỏi.
- Gà trống ta luộc chéo cánh.
- Heo quay sữa nguyên con.
Dụng cụ đi kèm
- Ly sứ.
- Chén, Đũa, Muỗng.
- Bình hoa.
- Lư Nhang.


Các ngày cúng giỗ tổ nghề trong năm.
Dưới đây là một số ngày giỗ tổ nghề phổ biến mà gia đình có thể tham khảo:
- Ngày cúng tổ nghề ngành y: 15/1 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề cơ khí và xây dựng: 20/1 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề buôn bán: từ 10/3 đến 15/3 âm lịch
- Ngày cúng tổ ngành làm tóc: 16/3 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề phun xăm: 22/3 hoặc 16/3 âm lịch
- Ngày giỗ tổ nghề làm bánh: 18/5 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề thêu: 12/6 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề mộc: 13/6 và 20/12 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề sân khấu: 12/8 âm lịch
- Ngày giỗ tổ ngành trang điểm: 12/8 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề spa: 18/8 hoặc 3/11 âm lịch
- Ngày giỗ tổ ngành làm nail: 3/10 hoặc 13/11 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề kế toán: 10/11 dương lịch
- Ngày giỗ tổ nghề thợ may: 12/12 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề sửa xe: 12/12 âm lịch
- Ngày cúng tổ nghề cơ khí: 20/12 (20 tháng Chạp âm lịch)

Cách chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề.
Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề và lập bàn thờ tổ nghề là một cách để những người cùng nghề có thể đến thắp hương, giữ lửa hương khói thường xuyên. Tùy thuộc vào từng ngành nghề và tín ngưỡng khác nhau mà cách lập bàn thờ tổ nghề cũng có sự khác biệt. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Nên nhờ thầy phong thủy xem hướng đặt bàn thờ phù hợp, vì hợp phong thủy sẽ giúp công việc thuận lợi và kinh doanh suôn sẻ.
- Tránh đặt bàn thờ ở giữa cửa ra vào hoặc dưới cửa sổ.
- Bàn thờ nên được đặt ở nơi yên tĩnh và trang nghiêm.
- Có thể đặt cây xanh gần bàn thờ để tăng sinh khí và cầu tài lộc.
- Bàn thờ cần được lau dọn thường xuyên để tránh bụi bẩn, giữ cho không gian thờ cúng luôn ấm cúng và trang trọng.

Các bước thực hiện cúng giỗ tổ nghề.
Người thực hiện lễ cúng tổ nghề thường là đại diện của làng hoặc phường, người sẽ dâng hương và thực hiện các nghi thức sau khi chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề chu đáo. Người thực hiện lễ cúng sẽ ăn mặc chỉnh tề và nghiêm trang, tuân theo các bước sau: (Chỉ tham khảo)
- Đốt đèn cầy và rót rượu vào ly (có thể là 1, 3 hoặc 5 ly).
- Châm hương thơm (1, 3 hoặc 5 nén), sau đó người chủ tế sẽ khấn vái và thắp hương vào lư hương.
- Đọc văn khấn cúng tổ nghề, sau mỗi đoạn, người chủ tế cúi lạy một lần.
- Sau khi hoàn tất bái tế, chờ hương tàn gần hết.
- Thực hiện khấn văn hạ lễ và đốt giấy tiền vàng mã.
- Rải gạo, muối và rượu xung quanh khu vực cúng.

Bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề.
Ngoài mâm cúng giỗ tổ nghề thì bài văn khấn cúng tổ nghề cũng rất quan trọng. Đọc bài văn cúng tổ nghề cũng như là lời cầu nguyện gửi đến những người sáng tạo ra nghề để mong được phù hộ thuận lợi trong nghề nghiệp của gia đình. Nội dung một số bài cúng giỗ tổ nghề như sau:



Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc Vũng Tàu.
Dịch vụ Đồ cúng Trọn gói Tâm Phúc Vũng Tàu chuyên cung cấp các gói dịch vụ cúng trọn gói, bao gồm mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng cô hồn, và mâm cúng rằm tháng 7. Chúng tôi cũng nhận đặt xôi chè cúng và mâm quả cưới hỏi theo yêu cầu của quý khách.
Việc đặt mâm cúng trọn gói, sẽ nhằm tiết kiệm được thời gian công sức. Còn quan trọng hơn hết là tránh tình trạng sai thiếu lễ vật trên mâm cúng làm cho nghi lễ quan trọng đi lệch với truyền thống.
Liên hệ hotline: 0703.248.248.
Fanpage: Dịch vụ đồ cúng trọn gói Tâm Phúc Vũng Tàu.
website: Dịch vụ đồ cúng Vũng Tàu.